Theo nguyên tắc xác định giá dịch vụ quản lý nhà ở chung cư, trong trường hợp Chủ sở hữu nhà chung cư và Đơn vị quản lý nhà chung cư không thể thống nhất thỏa thuận được giá dịch vụ thì giá này sẽ được xác định theo khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó quy định.

Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014 cũng như tại Thông tư 02/2016/TT-BXD nhằm mục đích bảo vệ tối đa quyền lợi của các Chủ sở hữu nhà chung cư, bởi thực tế hiện nay, nhiều chung cư đang có mức giá dịch vụ cao nhưng chất lượng dịch vụ lại không hề tương xứng.

Nhận thấy tầm quan trọng của khung giá dịch vụ quản lý nhà chung cư, UBND thành phố Hà Nội liên tục rà soát và thay đổi mức khung giá sao cho hợp lý và hài hòa lợi ích các Bên. Ngày 12/01/2017 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 243/QĐ-UBND về việc công bố khung giá dịch vụ quản lý nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội cho năm 2017 thay thế cho Quyết định số 3206/QĐ-UBND đã không còn phù hợp.

Theo đó, mức giá dịch vụ quản lý được áp dụng cho chung cư Hà Nội được áp dụng như sau:

Loại Nhà chung cư Giá tối thiểu (đồng/m2/tháng) Giá tối đa
(đồng/m2/tháng)
Nhà chung cư có thang máy 700 5.000
Nhà chung cư không có thang máy 1.200 16.500

– Mức giá này không bao gồm dịch vụ cao cấp trong chung cư như: tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, intenet hoặc các dịch vụ cao cấp khác.

– Mức giá trên chưa tính đến các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư, trường hợp có nguồn thu từ kinh doanh các dịch vụ khác thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư Chủ đầu tư, Ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tính toán để bù đắp chi phí dịch vụ nhà chung cư nhằm mục đích giảm giá dịch vụ nhà chung cư.

Ngoài ra, Khi Ban Quản lý được thành lập thì mức phí này có thể sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình sử dụng. Thực tế, ở những dự án căn hộ giá rẻ tại TP HN đã có ban quản trị, phí quản lý mỗi tháng theo m2 thường 3.000 – 5.000đ.

Phí quản lý được chi cho các dịch vụ sau:

1. Phí tiện ích cho tất cả các khu vực chung:

  • Lau dọn & bảo dưỡng các khu vực chung, cùng các trang thiết bị.
  • Làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung.
  • Bảo dưỡng sân vườn.
  • Trồng cây, duy trì, chăm sóc và trồng lại các cây ở bất kỳ khu vực trang trí nào của toàn nhà.

2. An ninh.

3. Lương cho Ban quản lý & chi phí cho các nhân viên liên quan (bảo vệ, nhân viên vệ sinh).

4. Công việc hành chính chung.

5. Chi phí để mua & thuê trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc quản lý bảo dưỡng khu đất, cũng như của tòa nhà.

6. Sửa chữa, bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà và các dịch vụ liên quan mà thời gian ban đầu chủ đầu tư, sau đó là Ban quản lý cho là cần thiết, bao gồm việc sữa chữa, bảo dưỡng & thay thế:

  • Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung.
  • Thay bóng đèn trong khu  vực chung.
  • Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng.
  • Trang trí và sửa chữa bên ngoài.
  • Thiết bị thu gom rác.
  • Đường nội bộ.
  • Các việc và chi phí khác cần thiết cho việc điều hành, quản lý, giám sát và bảo dưỡng tòa nhà, cùng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà.

7. Sữa chữa bất kỳ hư hỏng hay lỗi kết cấu nào của khu vực chung thuộc tòa nhà, trừ khi hư hỏng hay khiếm khuyết đó là do người mua căn hộ, gây ra.

8. Các hạng mục khác theo xác định của chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quyết định vào từng thời điểm để tòa nhà có thể hoạt động và được bảo dưỡng đúng mức.

9. Cung cấp bất kỳ dịch vụ nào khác mà chủ đầu tư, Ban Quản lý, hoặc Ban Quản trị (sau khi được thành lập) cho là cần thiết một cách hợp lý cho lợi ích chung của tòa nhà, mang lại các tiện ích & tiện nghi cho các chủ hộ tòa nhà.

Bên cạnh đó, phí quản lý cho nhà chung cư còn phụ thuộc vào việc các chủ hộ thanh toán đúng thời hạn các khoản chi phí chung phải trả.

Mọi thông tin chia sẻ, thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ phòng PL Đất Xanh Miền Bắc: 0975.405.333